Thị trường bất động sản 2021 diễn ra với rất nhiều sự kiện đầy biến động, hãy cùng Sen Vàng Group điểm lại một loạt sự kiện nổi bật đó:
- Sốt đất nền trên diện rộng
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, hiện tượng giá đất tăng xuất hiện tại nhiều địa phương và tạo ra những cơn sóng sốt đất khó tin.
Những tháng đầu năm 2021, thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến hàng loạt cơn sốt đất trải rộng trên nhiều tỉnh thành như: Hà Nội (các huyện Đông Anh, Đan Phượng, Thạch Thất), Hải Phòng (huyện Thủy Nguyên), Bắc Ninh (thị xã Từ Sơn), Ninh Bình (huyện Gia Viễn), Thanh Hóa (huyện Quảng Xương), Bình Phước (huyện Hớn Quảng), TP.HCM (TP. Thủ Đức)… Giá đất tại các địa phương bị “thổi” lên khá cao.
Đơn cử, tại Hà Nội, bình quân giá đất các huyện, thị xã như Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên tăng khoảng 20 – 30%, cá biệt Ba Vì tăng tới 45%.
Đáng chú ý, cụm từ sân bay Hớn Quản-Tecnic gây sốt không chỉ giới đầu tư ở TP.HCM, Bình Dương Đồng Nai mà còn cả các nhà đầu tư đến từ phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng… hàng chục xe ô tô nối tiếp nhau về Bình Phước tạo ra cơn sốt chưa từng xảy ra, giá đất tăng lên hàng giờ, hàng ngày và kéo theo các nhà đầu tư đi về đây săn lùng cả đất rừng, nông nghiệp chờ cơ hội tăng giá.
Kịch bản sốt đất tiếp tục lặp lại vào cuối năm khi từ giữa tháng 11/2021 xảy ra tình trạng sốt đất ở khu vực vùng ven và lân cận Hà Nội như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, giá đất lại rục rịch dậy sóng. Báo cáo từ Bộ Xây dựng cũng khẳng định, giá đất các tỉnh như Hòa Bình tăng 46%; Bắc Giang, Bắc Ninh tăng 20%; Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên là 26%…
2. Sự trỗi dậy của BĐS vùng ven
Trào lưu “bỏ phố về quê” hay “bỏ phố lên rừng” xuất hiện từ vài năm trước, tuy nhiên đến khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xu hướng này mới bùng nổ, nhiều người ở thành thị đổ về các tỉnh lân cận để tìm mua đất làm nhà vườn.
Những điểm sáng trong trào lưu này có thể kể đến như: Lâm Đồng, Hoà Bình… với dòng tiền kỷ lục được đổ vào đầu tư, khiến đất nông nghiệp bỗng dưng đắt hàng, tăng giá trong thời gian vừa qua. Đơn cử như, đất nông nghiệp ở các khu vực gần TP.HCM như Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai), đều lên rất cao, khoảng 2 – 2,5 tỷ đồng/m2.
Tương tự, những khu đất có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên tại khu vực ven Hà Nội như tại Ba Vì, Hòa Lạc, Sóc Sơn, Quốc Oai, Sơn Tây, Xuân Mai… vẫn được nhiều người quan tâm, tìm kiếm thông tin để mua. Giá đất ven đô làm homestay trong quý III/2021 cũng ghi nhận tăng 7% so với thời điểm trước dịch.
3. BĐS Công nghiệp tỏa sáng trong bối cảnh Covid-19
Theo ghi nhận từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài phức tạp, một số khu công nghiệp trở thành ổ dịch phức tạp, thậm chí một số nhà máy phải tạm đóng cửa. Song thực tế, làn sóng dịch Covid-19 không làm thay đổi sức nóng của bất động sản công nghiệp. Phân khúc này vẫn ghi nhận nhiều chỉ số tích cực và tiếp tục là phân khúc hấp dẫn.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản công nghiệp cũng chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ về nguồn cầu tại nhiều tỉnh, thành phố, tiêu biểu như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang… những nơi vẫn còn nhiều quỹ đất lớn để phát triển.
Báo cáo từ Bộ kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, tính đến tháng 9/2021, cả nước có có 563 Khu công nghiệp nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 210,9 nghìn ha, chiếm khoảng 0,6% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước và 4,1% tổng diện tích đất phi nông nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2016 – 2020.
4. Doanh nghiệp BĐS ồ ạt phát hành trái phiếu
Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam vừa công bố báo cáo Trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 11, trong đó doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản dẫn đầu về giá trị với 8.476 tỷ đồng, chiếm 42% tổng giá trị phát hành của tháng.
Đợt phát hành có giá trị lớn nhất đến từ Công ty CP Vinhomes 2.090 tỷ đồng với trái phiếu phát hành ra công chúng có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 9,2%/năm cho 4 kỳ đầu tiên và thả nổi ở các kỳ sau với lãi suất tham chiếu là lãi suất tiết kiệm tiền đồng 12 tháng của 4 ngân hàng Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV.
Giới chuyên gia cũng nhận định, trái phiếu bất động sản là một kênh đầu tư của cả cá nhân và tổ chức với mức lãi suất tương đối hấp dẫn nhất là trong bối cảnh nguồn vốn từ ngân hàng đang thắt chặt và những khó khăn từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đã huy động vốn qua kênh trái phiếu quá nhiều, trong khi thị trường trái phiếu Việt Nam chưa trưởng thành; chưa có cơ quan độc lập đánh giá xếp hạng tín nhiệm trái phiếu; thông tin tới nhà đầu tư chưa minh bạch, rõ ràng sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro.
5. Giá nhà 2021 liên tục tăng
Năm 2021, thị trường bất động sản xuất hiện nhiều căn hộ, dự án có giá cao kỷ lục. Đáng chú ý, có cả hiện tượng chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại giá vừa túi tiền “đẩy giá” lên thành nhà trung cấp.
Nhu cầu nhà ở lớn trong khi nguồn cung quỹ đất ngày một hạn hẹp cùng với những tác động tiêu cực sau mỗi đợt “sốt nóng” đã đẩy giá bất động sản ở các thành phố liên tục tăng cao.
Ngay cả trong thời điểm dịch bệnh kéo dài, giá bất động sản cũng không hề có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn tăng không ngừng qua các kỳ thống kê.
Cụ thể, quý I/2021, Bộ Xây dựng nhận xét, giá căn hộ chung cư tại các địa phương có xu hướng tăng đều theo tháng. Giá căn hộ chung cư tại Hà Nội tăng do khan hiếm nguồn cung. Mức tăng giá bình quân khoảng 5 – 10% so với quý cuối năm ngoái.
Sang quý II/2021, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giá giao dịch tại hầu hết địa phương vẫn có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá giao dịch căn hộ chung cư bình quân, đặc biệt tại Hà Nội vẫn tăng khoảng 5 – 7% so với quý I.
Một trong những nguyên nhân tăng giá căn hộ đến từ việc khan hiếm nguồn hàng trong bối cảnh lượng cầu rất cao. Cùng với đó, giá nhà tại các địa phương, khu vực tăng có thể do nguyên nhân khác như điều chỉnh địa giới hành chính, quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng…
6. M&A bất động sản diễn ra mạnh mẽ
Tác động của Covid-19 đã tạo ra cơ hội mới để các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mở cuộc săn lùng các dự án và xuất hiện ngày càng nhiều những thương vụ sang nhượng quỹ đất quy mô lớn, nói không nhầm thì sau rất lâu thị trường mới có cơn kìm giá để các thương vụ liên tục xảy ra đan xen trong các đợt dịch Covid. Thay vì trước đây các cuộc M&A diễn ra mạnh ở nhóm các đối tác nước ngoài thâu tóm các khu đất vàng/ đất ven biển của VN thì gió đã đổi chiều trong cuộc đua M&A 2021 với sự trỗi dậy rất mạnh mẽ của nhóm các doanh nghiệp trong nước với hàng loạt vụ thâu tóm đất có giá trị.
– Vinhome hoàn tất thương vụ thâu tóm Khu đô Thị Đại An 300 ha tại Hưng Yên;
– Nam Long mua lại 100% dự án Izumi Đồng Nai từ Kepple Land;
– Masterise Home nhận chuyển nhượng dự án 7ha tại Vinhome Grand Park;
– Phát Đạt Group hoàn tất chuyển nhượng Bình Dương Tower…
Quỹ đất ngày càng khan hiếm, thủ tục pháp lý ngày càng siết chặt các doanh nghiệp BDS lớn bắt đầu nghĩ tới việc tập trung gia tăng giá trị sản phẩm thay vì phân lô chào bán đại trà như nhiều năm về trước.
7. Công nghệ áp dụng BDS – Nâng cao trải nghiệm Khách hàng Online
“Khách hàng không trung thành với sản phẩm của bạn, Khách hàng chỉ trung thành với trải nghiệm mà bạn tạo ra”
Với số lượng hơn 93% số lượng người dùng điện thoại là smart phone, và hơn 143 triệu tài khoản mạng xã hội thì thị trường Việt Nam có đầy đủ cơ sở để phát triển mạnh thương mại điện tử cũng như công nghệ dành cho Bất động sản.
Rất nhiều công nghệ đã được giới thiệu và triển khai tại thị trường Việt Nam trong 2 năm trở lại đây, nằm trong top các quốc gia trong khu vực triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ trong proptech. Thay đổi để thích ứng là điều sống còn của các doanh nghiệp trong thời kỳ “bình thường mới“ – và chuyển đổi số đã, đang và sẽ tiếp tục là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp BĐS Việt Nam sẽ phải hướng tới.
8. Hộ chiếu Vaccine Passport – làm sống lại thị trường BDS nghỉ dưỡng
2020-2021 thực sư là 2 năm đáng quên của thị trường BDS nghỉ dưỡng, giao dịch đóng băng và số lượng nguồn cung ra ngoài thị trường suy giảm mạnh, sự nghi ngờ về tiềm năng của dòng sản phẩm rất hot vào những năm 2016-2018 lên cao đặc biệt dịch bệnh lan nhanh không chỉ xảy ra ở Việt nam mà ở cả các quốc gia khác trên thế giới.
Với độ dài bờ biển hơn 3,000 km, Việt Nam có đầy đủ cơ sở để có thể phát triển mạnh về dòng sản phẩm này và tương lai khi các quỹ đất trung tâm hạn chế các CDT đã và đang M&A các vị trí đẹp ở các bờ biển để phát triển dòng sản phẩm này.
Ngày 20/11 Phú Quốc thí điểm thành công “Hộ chiếu vaccine” nhằm từng bước phục hồi thị trường khách du lịch quốc tế, khôi phục lại các hoạt động du lịch và ngành kinh tế, dịch vụ có liên quan, và sau lần thì điểm này gần 200 chuyến bay tiếp theo đã được book kín, điều này có tác động tích cực lên thị trường nghĩ dưỡng vốn đã đóng bang sau nhiều scandal về pháp lý, vận hành và cú knockout mang tên COVID.
9.Phiên đấu giá đất tỷ USD – Dòng BDS Siêu Sang gây chấn động thị trường BDS
Vào ngày 10/12, tin tức mới đã gây chấn động thị trường BDS khi lô đất 3-12 có diện tích 10.059m2 sau 70 lượt trả giá cuối cùng Công ty TNHH Đầu tư BDS Ngôi Sao Việt đã trả giá cao nhất với mức 24.500 tỷ đồng, cao gấp 8.3 lần giá khởi điểm, điều này có nghĩa là 1m2 có trị giá 2.4 tỷ đồng. Với mức giá này, giá đất trung tâm HCM đã cao ngang ngửa thậm chí hơn các trung tâm thương mại tài chính giá trị trị đắt đỏ nhất trên thế giới như Tokyo, HongKong, Singapore hay New York.
Bênh cạnh việc đấu giá từng lô đất vàng ở Thủ Thiêm, thị trường căn hộ cuối năm cũng chào đón các dự án có giá lên tới hàng chục ngàn m2, nếu như cách đây 5 năm 1 căn hộ hạng sang ở trung tâm HCM có giá 2,000$ thì ngay thời điểm này mức giá của 1 dự án chào bán mới lên tới 18,000$ và trị giá các căn hộ penhouse lên tới 80 tỷ VNĐ.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm!