Previous slide
Next slide

Báo cáo triển vọng ngành 2023

Thông tin bổ sung

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Trong năm 2023, những cơn gió ngược chiều bao gồm (1) Áp lực lạm phát tăng lên, (2) Hoạt động xuất nhập khẩu chậm dần, (3) Môi trường lãi suất ở mức cao, (4) Rủi ro từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản sẽ tạo ra thách thức cho mục tiêu hoàn thành kế hoạch tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy một số yếu tố tích cực đan xen có thể bù trừ cho các yếu tố bất lợi trên như (1) Tỷ giá duy trì mức ổn định, (2) Trung Quốc mở cửa, và (3) Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Do đó BSC cho rằng các chỉ tiêu kinh tế hiện tại của Việt Nam cho thấy chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn GIẢM TỐC, điển hình bởi đa số các dấu hiệu như lạm phát bắt đầu tăng, lãi suất huy động đã tăng và duy trì mức cao, giá cổ phiếu vẫn trong giai đoạn điều chỉnh. Do đó, việc bước qua giai đoạn phục hồi sẽ cần thêm một số yếu tố quan trọng bổ sung bao gồm (1) Lãi suất huy động và cho vay cần tạo đỉnh và hạ nhiệt, (2) Lạm phát tạo đỉnh và giảm lại và (3) Giá cổ phiếu hình thành xu hướng tăng bền vững.

 

Thông tin chi tiết

Trải qua đều đặn các năm, BSC thường đưa ra các chủ đề đầu tư, đánh giá tổng quát các cơ hội có thể có, giúp NĐT có thêm những lựa chọn trong xuyên suốt 1 năm. Năm 2022 là năm mà nhà đầu tư đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trước những cơn gió ngược chiều cả trong và ngoài nước.

Theo đó, năm 2023 được dự báo đối mặt nhiều khó khăn với dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại.BSC đã đưa ra Báo cáo triển vọng ngành 2023 với quan điểm thị trường sẽ hoạt động với mức “PHÂN HÓA” mạnh giữa từng nhóm ngành cổ phiếu. Do đó, khả năng lựa chọn các cổ phiếu và nguyên tắc quản trị rủi ro sẽ là “Kim chỉ nam” mà chúng tôi muốn gửi gắm cho nhà đầu tư có thể vượt qua các con sóng trong năm 2023.

Các doanh nghiệp tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính để mở rộng quỹ đất và quy mô trong thời kỳ “tiền rẻ”.

Trước tình hình xin chủ trương đầu tư, cấp phép dự án mới gặp nhiều khó khăn, các thương vụ mua bán sáp nhập dự án bất động sản liên tục bùng nổ, giúp cho ngành BĐS vươn lên vị thế dẫn đầu về giá trị thương vụ mua bán sáp nhập. Tổng giá trị thương vụ mua bán sáp nhập ngành BĐS trong giai đoạn 2020-9T2022 đạt 8.3 tỷ USD (cao gấp 5.2 lần so với giai đoạn 2018-2019).