Previous slide
Next slide

Các tuyến cao tốc – Hành lang kinh tế tại Việt Nam

500,000 

Thông tin bổ sung

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Quy hoạch Tổng thế quốc gia sẽ cụ thể hóa Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2021 – 2030 nhằm bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý dựa trên tiềm năng, thế mạnh của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững. Quy hoạch Tổng thể quốc gia xác định có 4 vùng động lực quốc gia và 5 đô thị tầm cỡ quốc tế, 10 hành lang kinh tế đông tây và tập trung dự án cao tốc bắc nam

Quy hoạch xác định 4 vùng động lực quốc gia, gồm:

Vùng động lực Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Vùng động lực TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa-Vũng Tàu.

Vùng động lực Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi.

Vùng động lực Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang.

Dự kiến từ 2021 – 2030 Việt Nam sẽ có 5000km đường cao tốc, tập trung đấu nối kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển, các trục động lực quốc gia và địa phương.

Thông tin chi tiết

Các Hành lang kinh tế: 

Hành lang kinh tế Bắc – Nam (Lạng Sơn – Hà Nội – TP.HCM – Cà Mau) hình thành dựa trên trục giao thông kết nối là đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau, đường sắt Bắc – Nam và đường sắt tốc độ cao trong tương lai.

Hình thành một số đoạn hành lang kinh tế dọc theo đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc – Nam phía Tây qua địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Trung du, miền núi phía Bắc. Các hành lang kinh tế này nhằm khai thác, phát triển vùng Tây Nguyên; các khu vực phía Tây của Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; Trung du, miền núi phía Bắc gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh.

Đối với các hành lang kinh tế Đông – Tây, ưu tiên phát triển các hành lang tham gia các hành lang kinh tế quốc tế trong khu vực, đã được triển khai xây dựng và có nhiều điều kiện thuận lợi nhất là kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị trên hành lang.

Đó là Hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, kết nối vùng Trung du, miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước (Hà Nội, Hải Phòng) và là tuyến kết nối ra biển của vùng Tây Nam Trung Quốc.

Hành lang kinh tế Lao Bảo – Đông Hà – Đà Nẵng: Đây là một phần của Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC) thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), kết nối các địa phương phía Nam Myanmar, miền Trung của Thái Lan và Lào ra cảng biển của miền Trung Việt Nam, thúc đẩy giao lưu thương mại, du lịch, đầu tư giữa các nước, phát triển các tỉnh Quảng Trị – Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng.

Hành lang kinh tế Mộc Bài – TP.HCM – Vũng Tàu gắn với hành lang kinh tế xuyên Á (Nam Ninh – Singapore), có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ và là cửa ngõ ra biển của khu vực Đông và Tây Nam Bộ.

Hành lang kinh tế Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội gồm các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và TP. Hà Nội. Đây là tuyến hành lang kết nối tiểu vùng Tây Bắc với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, liên kết với hành lang kinh tế Bắc – Nam và kết nối với khu vực phía Bắc Lào, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tiểu vùng Tây Bắc.

Hành lang kinh tế Cầu Treo – Vũng Áng: Là tuyến hành lang kết nối Đông – Tây nằm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và thông qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, cảng Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh để Lào cũng như các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) hướng ra biển Đông

Các trục động lực

Quy hoạch Tổng thế quốc gia sẽ cụ thể hóa Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2021 – 2030 nhằm bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý dựa trên tiềm năng, thế mạnh của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững. Quy hoạch Tổng thể quốc gia xác định có 4 vùng động lực quốc gia và 5 đô thị tầm cỡ quốc tế.

Quy hoạch xác định 4 vùng động lực quốc gia, gồm:

Vùng động lực Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Vùng động lực TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa-Vũng Tàu.

Vùng động lực Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi.

Vùng động lực Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang.

Đến năm 2050, quy hoạch có điểm nhấn là xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế.

 

Cao tốc Bắc Nam

Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông CT.01 có tổng chiều dài 2.063 km, với điểm đầu là cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) và điểm cuối là đường vành đai của thành phố Cà Mau. Các điểm khống chế của tuyến đường bộ cao tốc cũng đã được xác định, nằm trong Hành lang giao thông phía Đông, chạy gần như song song với Quốc lộ 1 hiện tại cũng đang được nâng cấp mở rộng. Đường ô tô cao tốc Bắc – Nam được xây dựng bao gồm 18 đoạn tuyến với các điểm nút là: Lạng Sơn, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận, Cần Thơ và Cà Mau.

Đọc thêm bài viết về các tuyến cao tốc và hành lang kinh tế tại đây

 

Có thể bạn quan tâm