Previous slide
Next slide

Phát triển đô thị Hồ Chí Minh T8/2023

Thông tin bổ sung

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Sau khi QHCXD TPHCM đến năm 2025 được phê duyệt, TP đã hoàn thành công tác phủ kín Quy hoạch phân khu 1/2000 chủ yếu phục vụ công tác quản lý đô thị, chưa tập trung mục tiêu chính phát triển KTXH thông qua việc xây dựng các chương trình, đề án phát triển. Đây là các nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng phát triển cấu trúc đô thị. Đánh giá thực trạng các vấn đề chính như sau:

-Về mô hình phát triển

-Về tổ chức lãnh thổ, hệ thống đô thị

-Về phân vùng phát triển

-Về phân khu chức năng

-Tổ chức không gian lãnh thổ khu vực nông thôn

NHẬN ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ THÁCH THỨC ĐỂ PHÁT TRIỂN

1- Tác động và cạnh tranh trong vùng thành phố lớn

2- Vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng

3- Thách thức về kinh tế

4- Thách thức về xã hội

5- Thách thức về môi trường

6- Thách thức về hình thái đô thị và hạ tầng

 

Thông tin chi tiết

Phát triển đô thị Hồ Chí Minh T8/2023:

* Nội dung về đánh giá thực trạng phát triển đô thị và nhận định các vấn đề cốt lõi thách thức để phát triển đô thị là phần đặt vấn đề không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu điều chỉnh QHC. Mục tiêu sau cùng của công tác điều chỉnh QHC chính là tiền đề để xây dựng quá trình triển khai chương trình, kế hoạch chiến lược mà nội hàm trong đó tích hợp nhiều quan điểm, mục tiêu khác nhau, đây là khía cạnh chính của công tác nghiên cứu quy hoạch tích hợp (Integrated Planning).
* Áp dụng quan điểm đánh giá mức độ tương tác giữa các đặc điểm, tối ưu hóa giữa các yếu tố khác nhau (cấu trúc đô thị, phân vùng chức năng, tổ chức lãnh thổ đô thị, phân khu chức năng… đối với sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế và văn hóa) chính là nhu cầu cốt lõi cho công tác phát triển đô thị, để đạt hiệu quả phát triển hiệu quả và bền vững.
* Ngoài vấn đề đạt mục tiêu cụ thể mà còn đảm bảo xem xét tác động và hậu quả phụ. Điều này giúp tránh tình trạng xung đột lợi ích và tối ưu hóa tác động tích cực đối với cả môi trường và xã hội. Do vậy, phương pháp tích hợp trong nghiên cứu phát triển đô thị cần đòi hỏi sự hợp tác giữa các bộ phận, tổ chức và chuyên gia đa ngành để đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống các yếu tố liên quan được tích hợp vào quá trình đề xuất quyết định và thực hiện kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm