Thông tin chi tiết
La bàn đầu tư đa kênh tài sản
Về thị trường tiền tệ: Vẫn là lựa chọn an toàn trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đang chịu nhiều rủi ro. Trong bối cảnh thị trường cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản ảm đạm thì tiền gửi ngân hàng vẫn sẽ là lựa chọn ưa tiên, đặc biệt là đối với nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp và có nhu cầu thường xuyên/ngắn hạn về dòng tiền.
Về thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN): Thị trường TPDN trầm lắng trong 2T23 với giá trị phát hành thành công sụt giảm mạnh. Thị trường đang chờ đợi Nghị định sửa đổi Nghị định 65 sớm được ban hành nhằm khôi phục niềm tin của nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát hành.
Về thị trường bất động sản (BDS): Thị trường BĐS diễn biến ảm đạm với lượng căn hộ tiêu thụ sụt giảm đáng kể trong Q4/22 tại cả TPHCM và Hà Nội. Các chủ đầu tư sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực thanh khoản trong 3-6 tháng tới khi có khoảng 37.643 tỷ đồng (+306,4% svck) trái phiếu BĐS sẽ đáo hạn trong Q2/23 và 65.905 tỷ đồng (+13,3% svck) đáo hạn trong nửa cuối năm 2023.
Về thị trường hàng hóa: Tác động từ Trung Quốc mở cửa chưa thực sự rõ nét. Nhiều yếu tố duy trì xu hướng giảm của giá cước vận tải biển.
Về thị trường chứng khoán: Ưu tiên phòng thủ và chọn lọc cơ hội. Trong bối cảnh chưa có nhiều thông tin vĩ mô và chính sách hỗ trợ cùng những rủi ro bên ngoài gia tăng, VN-INDEX có thể chịu áp lực điều chỉnh trong T3/23. Vùng hỗ trợ gần nhất của chỉ số VN-INDEX là quanh vùng 1.000 điểm và vùng hỗ trợ mạnh là quanh 950 điểm. Do rủi ro điều chỉnh ngắn hạn, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro, chủ động giảm tỷ lệ đòn bẩy và cổ phiếu.
Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những cơ hội đầu tư chọn lọc trong T3/23 liên quan tới động thái thúc đẩy đầu tư công của Chính phủ, Trung Quốc mở cửa trở lại và những ngành nghề có chuyển biến tích cực về KQKD trong năm 2023.