Trước những tiềm năng lợi nhuận “khổng lồ” mà BĐS đem đến, ngày càng có nhiều NĐT đổ xô vào kinh doanh đất nền với mong muốn làm giàu nhanh chóng. Thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết, nguồn vốn mỏng… đã đẩy các NĐT “sập bẫy” trước chiêu trò tinh vi của môi giới nhà đất. Các cò mồi thường tung ra tin đồn thất thiệt về giá bán cắt lỗ BĐS, tung các chiêu trò nhằm chuộc lợi, đẩy NĐT vào những lô đất ảo. Dưới đây là 5 chiêu trò tinh vi của môi giới BĐS mà các NĐT cần cẩn trọng:
1. Chiêu trò BĐS- “lướt sóng qua tay”.
Trong suốt 2 năm qua, tình hình dịch Covid-19 kéo dài, gây nhiều tổn thất về kinh tế nói chung và với nhà kinh doanh BĐS nói riêng. Để sống sót được với nghề, các nhà mối giới đã dùng hàng loạt “ mánh khóe”, chiêu trò BĐS lừa đảo NĐT để kiếm tiền. Lợi dụng tình hình bất ổn giữa mùa dịch, các môi giới đã khiến NĐT phải chao đảo với khoản nợ hàng tỷ khi chạy theo các dự án ảo.
Theo anh Nguyễn Văn A _ chuyên gia môi giới bất động sản chia sẻ: “ Hiện nay có không ít môi giới dùng các thức lướt sóng qua tay”. “Lướt sóng qua tay” là chiêu trò phổ biến được các mối giới áp dụng để “ sập bẫy” con mồi. Họ mua đất từ các chủ đất sau đó rao bán lại để ăn khoản tiền chênh lệch. Ví dụ, với mảnh đất nền mua khoảng 2 tỷ, vài môi giới góp tiền mua lại và giao bán với giá tầm 2,1 tỷ đồng. Các môi giới sẽ ăn tiền chênh lệch từ 50-100 triệu, đặc biệt với chung cư hoặc nhà đất, số tiền ấy chênh lên giá cao hơn.
2. Cắt lỗ để kích cầu.
Các môi giới sử dụng chiêu trò đưa ra các con số lỗ ảo để kích thích ham muốn của các NĐT, nhưng thực tế chất giá bán “ cắt lỗ” vẫn ngang với giá trên thị trường. Thực chất đây là chiêu trò dùng để đánh vào tâm lý ham của rẻ của NĐT. Các số liệu giá bán có thấp thì con số lỗ mà các môi giới đưa ra vẫn là ảo. Cụ thể, lỗ ảo là con số chênh lệch về giá giữa lần mở bán đầu tiên với những lần sau của chủ đầu tư, nếu là người mua đầu tiên thì có thể lời đến 10- 15%. Như vậy các môi giới bán giá rẻ hơn thị trường 5% là đã lời 5 – 10%. . Như vậy, rao bán “cắt lỗ” 5% nhưng thật chất là không lỗ.
3. Lừa đảo những tiện ích bánh vẽ
Các môi giới thường “ thêu dệt”, “tâng bốc” cùng những lời mời chào rao bán các dự án chung cư, khu đô thị mới với hàng loạt các tiện ích nội khu, ngoại khu như: khuôn viên xanh, công viên, sân thể dục..nhằm thu hút khách hàng. Nhưng trên thực tế những tiện ích đó chỉ nằm trong quy hoạch hoặc không biết bao giờ được triển khai. Các môi giới phô trương những đặc quyền, đặc lợi khi sở hữu căn hộ giá rẻ, khiến các NĐT bị cuốn theo những chiêu trò, những lời “ mật ngọt chết ruồi” đó. Cuốn theo lời mời chào ngon ngọt, đồng ý mua căn hộ và khi chuyển vào ở mới phát hiện bị lừa, các tiện ích đó chỉ là ảo. Các NĐT lúc này mới tá hỏa thì đã muộn, có tranh chấp kiện tụng đều không có hiệu quả.
4. Chiêu trò dụ đặt tiền cọc gấp
Mánh khóe dụ tiền cọc là một trong những chiêu trò phổ biến được các chủ đầu tư sử dụng. Nắm bắt được tâm lý khách hàng ham rẻ, ham tốt nên thường dễ bị xỏ mũi. Chẳng hạn như miếng đất này có vị trí đắc địa, nằm trong phân khu chứa nhiều tiện ích nếu không nhanh tay đặt cọc sẽ có người khác giành mất. Chính những bài diễn kiểu “chim mồi” nhằm tác động đến tâm lý khách hàng phải đặt cọc tiền gấp mới có được miếng đất giá hời. Nhiều người vì cả tin để bị lừa mua đất, thậm chí còn mất trắng cả số tiền đã cọc.
Hiện nay, trên mạng xã hội, các diễn đàn bất động sản xuất hiện hàng loạt các lời giao bán “ Thoát hàng nhanh vì dịch”, “nợ ngân hàng buộc bán lỗ”… nhằm thu hút, cầu mồi các NĐT mua nhà lẫn đầu tư BĐS trong thời điểm dịch bệnh tràn lan. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo người mua lẫn người bán phải thật cẩn trọng khi tiến hành giao dịch để tránh sập bẫy lừa đảo.
Lừa bán nhà, đất, nhận tiền đặt cọc rồi trốn mất tăm là cái bẫy mà nhiều người mua nhà dính phải. Khi người mua giao tiền cọc, theo hợp đồng thì sau 1-2 tháng sẽ ký kết hợp đồng mua bán. Thế nhưng, khi tới thời hạn, người bán viện đủ lý do không thể ra công chứng rồi bỏ trốn.
5. Thổi giá trên trời
Không chỉ dừng lại ở việc lừa đảo thông tin, các chủ đầu tư không có tâm vì cái lợi trước mắt đã thực hiện các chiêu trò nhằm thổi giá lên cao hơn nhiều so với giá trị thực tế của mảnh đất. Vì vậy, nhiều khách hàng chủ quan không tìm hiểu kỹ thông tin chi tiết về mảnh đất, rất dễ bị những thủ đoạn tinh vi của chủ đầu tư lừa gạt khiến phải mua dự án với một mức giá trên trời. Vậy nên, để tránh các thủ đoạn lừa đảo tinh vi này, các NĐT nên thường xuyên cập nhật tình hình giá cả đất đai, tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư. Hãy là một khách hàng thông thái, luôn cảnh giác trước mọi vấn đề.
Đọc thêm: chiêu trò tinh vi của môi giới BĐS
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Ngọc