Mô tả
- Số ca nhiễm và số ca tử vong do COVID-19 giảm mạnh trong tháng 4
Đến đầu tháng 5, mỗi ngày có chưa đến 5.000 ca nhiễm COVID-19 mới và chỉ dưới 10 ca tử vong liên quan đến COVID-19
- Các chỉ số đi lại tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong tháng 4
Số lượt khách đến nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm, và các điểm bán lẻ, giải trí khác đã đạt mức như trước COVID.
- Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng vững chắc
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 9,4% (so cùng kỳ năm trước), tương đương tốc độ tăng trưởng trước đại dịch.
- Sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu trong nước thúc đẩy doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
Tăng trưởng doanh thu bán lẻ được nâng từ 10,4% trong tháng 3 (so cùng kỳ năm trước) lên 12,1% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước)
- Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 0,8 tỷ USD trong tháng 4
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng tốc từ 17,0% trong tháng 3 (so cùng kỳ năm trước) lên 25,2% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước), trong khi tăng trưởng nhập khẩu nhích nhẹ từ 14,6% lên 16,5% (so cùng kỳ năm trước)
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký giảm trong khi vốn giải ngân vẫn tăng trưởng mạnh
Vốn FDI đăng ký đạt 1,9 tỷ USD trong tháng 4, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
- Lạm phát nhích lên nhưng vẫn dưới mục tiêu 4%
Lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 2,4% trong tháng 3 (so cùng kỳ năm trước) lên 2,6% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước)
- Tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu cao
Tăng trưởng tín dụng tăng tốc từ 15,9% trong tháng 3 (so cùng kỳ năm trước) lên 16,4% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước), tốc độ cao nhất kể từ tháng 1/2018
- Ngân sách Nhà nước ghi nhận tháng thứ 4 liên tiếp bội thu nhờ thu ngân sách đạt kết quả tốt
Cân đối ngân sách bội thu 2,9 tỷ USD trong tháng 4. Thu ngân sách tăng tháng thứ tư liên tiếp (với tốc độ 32,2% so cùng kỳ năm trước) trong khi chi ngân sách giảm 2,4% (so cùng kỳ năm trước) do giảm chi thường xuyên.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.