Previous slide
Next slide

Hội nghị quốc tế tại đồng bằng sông Cửu Long

Trong định hướng phát triển của VIAC thời gian tới, Hiệp hội doanh nghiệp là đối tác quan trọng mà VIAC mong muốn được hợp tác cùng, với những hoạt động phối hợp thực chất và hệ thống hơn với nguồn lực hỗ trợ mạnh mẽ. Dựa trên thực tiễn của khu vực cũng như sự phù hợp giữa hai đơn vị, tại sự kiện, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Hội đồng các Hiệp hội doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (MCBA) đã tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác để có thể đồng hành hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Sự hợp tác nói trên được hi vọng không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp mà còn giúp nâng cao năng lực pháp lý, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong khu vực, thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư chất lượng cao.

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long – 2022

Danh sách dự án BĐS tại Long An – 2023

Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Là địa phương nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc đổ bộ của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản về Long An khiến giá bất động sản tại đây tăng mạnh. Về sản phẩm thì đa số các chủ đầu tư làm dự án phân nền kết hợp nhà xây sẵn, đây cũng nhằm mục đích đón đầu xu hướng giãn dân; và phục vụ nhu cầu sở hữu bất động sản nhà đất từ nguồn lao động có nguồn thu nhập trung bình và lao động có chuyên môn tại các khu công nghiệp.Giá bất động sản giao động tùy khu vực, tùy hiện trạng hạ tầng, có nơi vẫn còn mức giá vài triệu/m2, nhưng cũng có nơi giá đã lên đến 50tr/m2, điển hình như tại TP Tân An có nơi đã đạt mức giá 100tr/m2.Theo đánh giá của các chuyên gia, Long An nói riêng và khu vực miền Tây nói chung được ví như “vùng đất chín Rồng còn đang ngủ đông” mang nhiều lợi thế được các nhà đầu tư săn đón. Nhất là ở thời điểm hiện tại, khi quỹ đất sạch vẫn còn, giá đất chưa quá cao, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể sớm nắm bắt cơ hội để sở hữu một sản phẩm tiền năng.

 

Giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam 2022

Trong giai đoạn hội nhập chủ động, tích cực, nhất là hội nhập theo chiều sâu trực tiếp là việc thực hiện các cam kết quốc tế về lao động, thực hiện thị trường lao động có kỹ năng cao trong ASEAN để thành lập Cộng đồng ASEAN đầy đủ vào năm 2025, việc phát triển bao trùm và ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0113, khai thác hiệu quả nguồn lực lao động khoảng 53 triệu người với khả năng đổi mới sáng tạo cao, cần cù và luôn có ý chí vươn lên,Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh về việc làm tiền lương cao, thu nhập lớn cũng như nhiều mô hình kinh doanh mới đang được áp dụng phổ biến càng thúc đẩy việc điều chỉnh cơ cấu nguồn cung lao động, sự thay đổi nhanh chóng của cầu và mức tiền lương linh hoạt. Các cơ chế, chính sách cần được đổi mới dựa trên phiên bản mới của thị trường. Ngoài ra, hội nhập thị trường lao động thúc đẩy sự liên thông nguồn lao động trong và ngoài nước và chắc chắn diễn ra quá trình đào thải, sàng lọc và phát triển nguồn lao động theo xu hướng mới. Nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo sẽ được coi trọng và mang tính dẫn dắt các nguồn lao động ở các ngành khác.

Vùng đồng bằng sông Hồng-2022

Vùng đồng bằng Sông Hồng được định hướng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao.