Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Cà Mau
Số trang: 1085
Định dạng: PDF
Ngày phát hành:
Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Kiên Giang
Số trang: 1.059 trang
Định dạng: PDF
Ngày phát hành: Tháng 7/2023
Các tuyến cao tốc – Hành lang kinh tế tại Việt Nam
Quy hoạch Tổng thế quốc gia sẽ cụ thể hóa Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2021 – 2030 nhằm bố trí không gian phát triển quốc gia một cách hợp lý dựa trên tiềm năng, thế mạnh của đất nước để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững. Quy hoạch Tổng thể quốc gia xác định có 4 vùng động lực quốc gia và 5 đô thị tầm cỡ quốc tế, 10 hành lang kinh tế đông tây và tập trung dự án cao tốc bắc nam
Quy hoạch xác định 4 vùng động lực quốc gia, gồm:
Vùng động lực Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Vùng động lực TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa-Vũng Tàu.
Vùng động lực Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi.
Vùng động lực Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang.
Dự kiến từ 2021 – 2030 Việt Nam sẽ có 5000km đường cao tốc, tập trung đấu nối kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển, các trục động lực quốc gia và địa phương.
Danh sách dự án BĐS tại Bà Rịa Vũng Tàu – 2023
Bà Rịa-Vũng Tàu là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói đến tiềm năng dầu khí, ngoài thăm dò dầu khí, Bà Rịa-Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Có nhiều lý do khiến Bà Rịa Vũng Tàu thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, nhưng mấu chốt và tiên quyết đã giúp nơi đây khởi sắc trong vài năm trở lại đây đó là cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.Hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh kết nối nhiều quận, huyện, thị xã. Quốc lộ 51A (8 làn xe) chạy qua địa bàn toàn tỉnh, tổng chiều dài gần 50 km. Trong vài năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu 6 làn xe chạy song song với Quốc lộ 51A. Có lợi thế kết nối đến TPHCM khoảng từ 60-90 phút qua cao tốc TPHCM – Long Thành,những năm qua thị trường đất Bà Rịa Vũng Tàu đã đón không ít sóng đầu tư.
Sự kiện quản trị pháp lý doanh nghiệp – 2023
Trải qua không ít biến động, TP. Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực phía Nam nói chung đã chứng minh được khả năng phục hồi và thích ứng vô cùng nhanh chóng; góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, song song với những thành công, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong quá trình kinh doanh; một trong những thách thức đó chính là các vấn đề về quản trị pháp lý doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, hoạt động của doanh nghiệp luôn tiềm ẩn các nhu cầu pháp lý cần được giải quyết, vì thế, việc đưa ra các khuyến nghị và cung cấp các công cụ pháp lý hữu hiệu để kiểm soát, quản lý các rủi ro pháp lý là điều hết sức cần thiết.
Hội thảo M&A trong lĩnh vực BĐS 2023
Dự báo năm 2023, lạm phát và lãi suất tăng sẽ khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định nhu cầu nguồn vốn đa dạng cho các dự án bất động sản (BĐS) tại Việt Nam (VN) vẫn gia tăng, thúc đẩy thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) lĩnh vực này sẽ sôi động.
Xu hướng thâu tóm chuyển sang đối tác
Trước đây, khi nói về các thương vụ M&A sẽ nghĩ ngay đến hoạt động thâu tóm, mua đứt bán đoạn, thế nhưng hiện nay các thương vụ này đã chuyển sang kiểu hợp tác, đối tác cùng phát triển.
M&A 2023: Trong nguy có cơ
Dự báo thị trường M&A năm 2023, ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc KPMG VN, nhận định thị trường M&A đang dịch chuyển mạnh mẽ từ thị trường cho bên bán sang thị trường của bên mua và trong nguy vẫn luôn có cơ hội.
Có ba yếu tố sẽ kích thích thị trường M&A tăng trưởng trong thời gian tới, đó là làn sóng chuyển đổi số kết hợp với đổi mới sáng tạo, sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu trong nước và xu thế xanh hóa năng lượng của VN. Tuy nhiên, có những yếu tố tiêu cực kìm hãm thị trường, nền kinh tế “thiếu tiền” đang tác động mạnh đến lãi suất, suất đầu tư…, cùng với đó là tâm lý lo ngại của nhà đầu tư.
Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam 2019
Việt Nam đang trải qua những biến đổi mạnh mẽ về di cư và đô thị hóa trong hơn ba thập kỷ qua. Di cư đã và đang trở thành sự lựa chọn của người dân nhằm cải thiện sinh kế và tiếp cận tới cơ hội giáo dục. Trong bối cảnh mức sinh và mức chết tương đối ổn định như ở Việt Nam hiện nay, di cư có vai trò quan trọng tác động tới biến động dân số và là cấu phần không thể thiếu của quá trình phát triển, là yếu tố tác động tới quá trình đô thị hóa. Có thể nói, tại Việt Nam, di cư và đô thị hóa đã trở thành một phần thiết yếu của tăng trưởng kinh tế nhanh kể từ sau cải cách kinh tế và đây cũng là những vấn đề then chốt của dân số và phát triển.
Báo cáo trải nghiệm khách hàng CEE-2022
Ngày nay, các công ty đang kiên trì tìm động lực để tăng tốc hoạt động kinh doanh của mình trước những thách thức về kinh tế và xã hội. Với sự chuyển đổi mạnh mẽ sang các nền tảng trực tuyến trong thời kỳ đại dịch, các doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển đổi kỹ thuật số trên khắp chuỗi giá trị của mình, từ trong quá trình tiếp thị, thanh toán đến hậu cần và đặc biệt là trong trải nghiệm của khách hàng.
Trong giai đoạn thúc đẩy mạnh chuyển đổi số ở Việt Nam, các doanh nghiệp buộc phải thích ứng để thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Mặc dù chuyển đổi số là một tiến trình xảy ra trên toàn cầu, không có một công thức chung nào có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao sự hiểu biết về nhu cầu và mong đợi của khách hàng luôn là yếu tố then chốt giúp đổi kỹ thuật số thành công.
Điểm tin tuần 4- T7/2023
Bình quân 7 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,65% so với cùng kỳ 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung 3,12%. Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước 7 tháng năm 2023 giảm 19,32% so với cùng kỳ, giá gas giảm 11,44% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
La bàn đầu tư tháng 8
La bàn đầu tư đa kênh tài sản tháng 8
Thị trường tiền tệ: Sức hấp dẫn của kênh tiền gửi giảm khi so với kênh đầu tư chứng khoán. Với dự báo lợi nhuận thị trường sẽ dần được cải thiện kể từ Q3/23 và mặt bằng lãi suất huy động có thể giảm thêm khoảng 0,3-0,5 điểm % xuống 6,0-6,2%/năm vào cuối năm 2023 thì kênh chứng khoán sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với kênh tiền gửi.
Thị trường TPDN: Sau khi bất ngờ tăng mạnh trong T6/23, hoạt động phát hành và hoạt động mua lại TPDN riêng lẻ đã giảm trở lại trong T7/23.
Thị trường BĐS: Sau khi thông tư 06 được ban hành, doanh nghiệp BĐS lo ngày càng khó tiếp cận vốn tín dụng.
Thị trường hàng hóa: Xu hướng tích cực đang diễn ra đối với một số loại hàng hóa như vàng, dầu và gạo.